Trào lưu Bồn Tắm Nóng Nữ livestream streamer Video mới

Hướng dẫn làm phòng xông hơi tại nhà đơn giản, tiện lợi, hiệu quả, Cách tự làm phòng xông hơi tại nhà
Rate this post

Trào lưu livestream hot tub (hay là livestream ở bồn tắm) lần đầu tiên xuất hiện trên nền tảng Twitch  ngày 21/5 với sự xuất hiện của cô nàng streamer Amouranth. Và thật bất ngờ chả cần đầu tư thiết bị hiện đại hay những bộ quần áo đắt tiền, trang sức tiền tỷ mà chỉ với thân hình sexy, gợi cảm nói vài dăm ba câu chuyện trong bồn tắm cô nàng đã thu hút gần 500.000 giờ được xem với lượng donate khủng. Điều này cũng làm cho nền tảng Twitch trở nên “hot” theo trend này.

Streamer Amouranth, chủ nhân trào lưu livestream Bồn tắm nóng

Streamer Amouranth, chủ nhân trào lưu livestream Bồn tắm nóng

Một cách tương tác khá đơn giản tại sao lại thu hút người xem đến vậy? Có khá nhiều tranh cãi về vấn đề này, nó được chia làm 3 phe:

Với các cô nàng hotgirl, anh chàng hotboy, hay xa hơn là bad girl, bad boy ở phương tây nói chung, nơi mà sự tự do dân chủ, quyền cá nhân đã vượt lên những giá trị về gia đình và các bạn trẻ ở Việt Nam nói riêng, nơi trào lưu văn hóa hàn quốc, phương tây ngày càng ảnh hưởng nhiều đến cách ăn mặc, văn hóa giao tiếp thì đó là chuyện hết sức bình thường như “cân đường, hộp sữa”. Đó chẳng qua là một cách thể hiện mình, một cách câu like, câu view, câu follow…hay đơn thuần chỉ là một cách kiếm thêm thu nhập.

Một bộ phận các bạn trẻ còn lại, cứ tạm gọi là những bạn có ý thức về văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp (bao gồm cả trên mạng), những bạn trẻ có bản lĩnh tiếp nhận, chắt lọc thông tin thì đó là một kiểu sống ảo, đi trái với những giá trị thật, lệch chuẩn về giá trị đạo đức.

Còn một nhóm, nhóm này có thể nói là nhóm adua, dễ bị tác động, lôi kéo bởi những thông tin giật gân, thiếu cơ sở, mà nhóm này hay được “dân mạng” gọi với cái tên “anh hùng bàn phím” hoặc “tay nhanh hơn não”, sẵn sàng chửi bới nhau trên mạng chỉ vì thích hay không thích trào lưu này.

Tỷ lệ lượt xem Bồn tắm nóng nữ livestream streamer

Tỷ lệ lượt xem Bồn tắm nóng nữ livestream streamer

Vậy có hay không sự sống ảo của cô nàng streamer ở đây?

Sống ảo là gì? là hành động, việc làm xa rời với thực tế, tự tạo niềm vui cho mình thông qua lượt tương tác trên mạng xã hội: like, thả tim, follow, viewer…

Ở Việt Nam, sống ảo tác động xấu đến tâm lý, giá trị thẩm mỹ, nó còn ảnh hưởng đến giá trị đạo đức, những yếu tố tạo nên nền tảng, cốt cách, bản chất nhân văn, giá trị của tâm hồn mỗi người. Ngoài ra, nó còn tác động đến nhận thức, tình cảm, định hướng nhân cách lệch lạc, đặc biệt là trong giới trẻ hiện nay.

Để đánh giá có hay không việc sống ảo ở đây ta thử làm tìm lời giải với nhiều các giả thiết khác nhau để xem sự thật đằng sau là gì?

Bằng việc ăn mặc gợi cảm, thiếu vải livestream trong bồn tắm, cô ấy đang kiếm tiền từ chính sách “hoa hồng” của nền tảng mạng xã hội cho dù sản phẩm đó có bán được hay không chả quan trọng, ai đánh giá mình thế nào càng không quan trọng, miễn là có nhiều người xem, nhiều like… thì mục đích của streamer đã đạt được?

Ở đây, tiền là giá trị thật nhưng nguồn thu nhập này có bền vững không, có duy trì ổn định không, có lâu dài không? Xin thưa rằng chắc chắn không. Vì sao, họ cứ nghĩ mình giỏi, mình xinh  nhưng giữa thế giới 7 tỷ người này chắc chắn có người hơn họ. Họ cho rằng mình “phong độ”? Cái đó chỉ nhất thời. Chả có cơ sở nào để khẳng định,việc họ làm sẽ ngày càng thu hút lượt donate, follow ngày càng nhiều và lâu dài khi mà những lượt view chẳng qua chỉ là sự tò mò, sự thỏa mãn nhu cầu cảm xúc nào đó, phải biết bằng được để còn lấy “câu chuyện làm quà” cho bằng bạn bằng bè.

Một khía cạnh khác, liệu họ có chắc chắn rằng họ sẽ không bị làm phiền? Đã có nhiều câu chuyện thực tế xảy ra, nhiều cô nàng streamer sau khi live xong họ nhận được ngàn lời đe dọa, chửi bới, xúc phạm. Thế giới này người tốt không ít nhưng kẻ xấu, tội phạm thì cũng có thừa. Sự tấn công, đe dọa streamer có thể mục đích trêu ngươi, nhưng nếu chẳng may gặp phải một antifan cuồng điên thì tính mạng bị đe dọa là nguy cơ tiềm ẩn.

Và thêm nữa, đó là nhan sắc đời thực có được như trên live không khi mà công nghệ trang điểm đã trở thành kỹ xảo? Khi hàng ngàn app quay phim với camera không phải 360 nữa mà là 720 sẵn sàng biến “cú” thành “công” chỉ sau vài cái click. Chả thế mới có câu trend rằng: ảnh đẹp như trên Facebook.

Một giả thiết nữa, có hay không đằng sau đó là một sự lười lao động không hề nhẹ của các cô nàng hotgirl, quen ăn trắng, mặc trơn không chịu đựng được sự vất vả. Thực tế, theo những gì đọc và nhìn thấy, nếu họ là một cô gái có học hành tử tế, được giáo dục từ bé theo chuẩn: coi trọng giá trị bản thân, coi trọng gia đình, biết quan tâm đến suy nghĩ của người khác thì có lẽ họ sẽ có định hướng, cách phát triển bản thân mình theo hướng khác.

Như vậy, ảo ở đây có thể kết luận: cách kiếm tiền không bền vững; tiềm ẩn nguy cơ bạo lực trên mạng (bạo lực mềm:); có sự lười lao động nhè nhẹ ở đây và chưa chắc hình ảnh ngoài đời đã “xinh như mộng” như trên live.

Trào lưu bồn tắm nóng nữ livestream streamer xuất phát ở nước ngoài, chưa có ở Việt Nam. Tuy nhiên, thế giới phẳng với công nghệ 4.0 ngày càng phát triển thì tình trạng văn hóa nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam kể cả tiêu cực và tích cực là rất khó kiểm soát, biết đâu lại chả xuất hiện một em hotgirl của Việt Nam “kể chuyện trong bồn tắm nóng”.

Điều này sẽ là nguy cơ hiện hữu, đặc biệt, tỷ lệ giới trẻ Việt Nam đề cao cái tôi, tính ích kỷ, lười lao động ngày càng nhiều. Nếu tích cực thì không sao (cái này thật ra có nhưng không thể lại được với những yếu tố tiêu cực). Nếu tiêu cực nó sẽ có tác động đến văn hóa truyền thống của người Việt, coi trọng văn hóa truyền thống phương Đông, gia đình là nền tảng.

Đây là quan điểm đánh giá của cá nhân người viết, nhưng thiết nghĩ chúng ta cũng cần phải có trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội.

Đó là gì?

Đó là cần có kỹ năng xử lý thông tin, cần đánh giá được tác động của mạng xã hội lên bản thân như thế nào và cần tỉnh táo trước sự cám dỗ, những thông tin sai lệch, chưa được kiểm chứng.

Đó là cần phải có văn hóa ứng xử trên mạng xã hội? Văn hóa này thể hiện ở những quy tắc sau để không sa vào những tiêu cực của mạng xã hội:

Thứ nhất, nếu không nói được những điều lạc quan nên giữ im lặng.

Thứ hai, cần tôn trọng người khác.

Thứ ba, những gì chia sẻ trên mạng là sự phản ánh chính con người của bạn, tính cách của bạn, lối sống của bạn.

Thứ tư, không cần thiết thì không nên đăng tải những hình ảnh quá lố của bản thân lên mạng xã hội

Tóm lại, streamer là một nghề trên mạng xã hội hiện nay,  và trào lưu livestream hot tub này rồi sẽ bị thay thế bởi một trào lưu khác, có thể tốt, hoặc xấu, đó là quy luật vận động để phát triển thôi. Tuy nhiên việc đánh giá trào lưu này ở nhiều góc độ để nói rằng nó có nhiều ảnh hưởng xấu đến văn hóa, lối sống của người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Ta cần có cách nhìn nhận về hậu quả để lại để có trách nhiệm hơn khi sử dụng mạng xã hội.

Tin liên quan
Thiết kế lắp đặt phòng xông hơi khô trọn gói
21/10/2020

Thiết kế lắp đặt phòng xông hơi khô trọn gói         Bạn...
Xem chi tiết >>
Mua bồn tắm gỗ ở đâu? Bồn tắm gỗ chất...
22/10/2020

Bồn tắm gỗ là một sản phẩm chăm sóc sức khoẻ tuyệt vời sau một...
Xem chi tiết >>
Phòng xông hơi – nơi mà giới quý tộc luôn...
22/10/2020

Lợi ích bất ngờ của xông hơi         Xông hơi rất được...
Xem chi tiết >>
Máy xông hơi nào tốt? Tư vấn chọn mua máy...
22/10/2020

Trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu máy xông hơi khiến người mua rơi...
Xem chi tiết >>
0904658533
Shopping cart0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Continue shopping
0