Hướng dẫn làm phòng xông hơi tại nhà đơn giản, tiện lợi, hiệu quả, Cách tự làm phòng xông hơi tại nhà
Xông hơi có nhiều tác dụng cho sức khỏe lẫn làm đẹp. Như là giảm stress, cải thiện lưu thông và làm giảm đau nhức cơ bắp. Đặc biệt tác dụng rất tốt cho những người bị viêm xoang. Vì vậy, hoạt động này đang ngày càng được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi. Nhưng đối với những người đang có bệnh nền, cụ thể như cao huyết áp thì có nên thực hiện hay không? Đó là lỗi băn khoăn của rất nhiều người mặc dù rất thích hoạt động này. Thực ra đối với những người đang bị cao huyết áp, câu trả lời cần được phân tích thật kỹ càng. Chúng ta cùng theo dõi những phân tích cụ thể tại bài viết dưới đây nhé.
Contents
Chắc hẳn bạn đã biết phòng xông hơi có nhiều tác dụng cho sức khỏe lẫn làm đẹp. Đây là liệu pháp mang lại nhiều lợi ích cho con người. Như giảm stress, cải thiện lưu thông, làm giảm đau nhức cơ bắp. Đặc biệt có tác dụng rất tốt cho những người bị viêm xoang.
Và nếu đã yêu thích hoạt động này, hẳn bạn đã biết trên thế giới hiện nay có hai loại hình xông đó là xông khô và ướt. Cả hai loại xông đều có những tác dụng gần như nhau. Chỉ là cách thức hoạt động khác nhau. Trên nguyên lý chung thì việc xông sẽ giúp bạn đổ mồ hôi. Từ đó giãn nở lỗ chân lông và làm sạch da bằng cách ra mồ hôi sâu.
Ngoài tác dụng thanh độc, thư giãn, còn giúp tiêu mỡ thừa khá hiệu quả. Khi hơi nóng bốc lên (nước có pha tinh dầu thơm hắt vào đá được nung nóng). Thì những phần mỡ dư thừa có ở đùi, mông, bụng… sẽ bị đốt cháy thông qua tuyến mồ hôi. Từ đó làm cho các cơ và phần mỡ khác săn lại. Nhưng vẫn giữ lượng mỡ nhất định cần thiết cho cơ thể.
Để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên vào phòng sauna khô trước khi thực hiện các liệu pháp thư giãn khác. Và chỉ nên xông khoảng 15 phút vì nhiệt độ phòng xông thường giao động trong khoảng 40 đến 50 độ C. Nếu xông lâu quá, vượt quá sự chịu đựng của cơ thể. Gây ra nhiều nguy hiểm.
Trái ngược với xông khô, xông hơi ướt sẽ làm thông thoáng lỗ chân lông. Từ đó bài tiết các độc tố trong cơ thể thông qua tuyến mồ hôi. Không chỉ do sức nóng và hơi nước bên ngoài mà còn do mồ hôi từ bên trong thoát ra. Nhờ đó làn da sẽ mịn màng, cơ thể trở nên nhẹ nhõm và thư thái.
Nói chung, cả hai loại hình xông đều tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi xông bạn cần phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Để các tuyến mồ hôi có thể hoạt động hiệu quả nhất. Và dù dùng hình thức xông gì thì sau khi xông, cơ thể thường mất nước. Nên bạn cần uống bù nước nhưng không được quá nhiều, nếu không rất dễ bị đột qụy.
Xem thêm:
5 Ứng dụng tuyệt vời của Phòng Xông Hơi Đá Muối Himalaya
3 Lưu ý về Phòng Xông Hơi Khô Bạn cần biết
Dù đây là hoạt động rất tốt cho cơ thể. Nhưng với những người đang mắc bệnh nền như cao huyết áp, tim mạch, hen suyễn và phụ nữ có thai. Thì cần phải xem xét khi muốn trải nghiệm dịch vụ xông hơi. Đối với trường hợp này thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi xông để đề phòng những rủi ro bất cập.
Có những tài liệu cho rằng quá trình xông sẽ làm giãn nở mạch máu ngoại biên và tăng tiết mồ hôi. Từ đó giúp đẩy bớt nước ra khỏi cơ thể. Và cả hai yếu tố này đều có tác dụng giảm nhẹ áp lực lên tim và lên thành mạch. Ngoài ra, việc bài tiết nước ra khỏi cơ thể bằng đường mồ hôi không những thận giảm tải công việc. Mà còn tránh được những phản ứng phụ không cần thiết khi phải dùng những chất hóa dược lợi tiểu đối với người mắc bệnh cao huyết áp.
Một điều khác nữa đó là áp huyết cao thường kèm theo tình trạng cường cơ. Nghĩa là gia tăng hoạt động của thần kinh giao cảm và sự tăng tiết chất adrenalin. Những hệ quả này lại tác động ngược trở lại để tiếp tục làm tăng huyết áp. Mà việc xông hơi làm tăng tính tương tác giữa thần kinh và cơ. Giúp giãn nở cơ trơn của thành mạch máu. Từ đó điều hòa nội tiết, làm hạ huyết áp. Điều đó chứng minh việc xông sẽ đảm bảo được một số cơ chế quan trọng trong việc làm hạ huyết áp.
Dựa trên những điều đó, thì có thể nói xông hơi có tác dụng rất tốt đối với người bị bệnh cao huyết áp.
Theo bác sĩ Trần Anh Tuấn (Khoa Đông y, BV đa khoa Hòe Nhai, Hà Nội). Thì bản chất của việc xông hơi là có lợi. Nhất là cho những người vừa bị cảm, mồ hôi không toát ra được. Đây cũng là hoạt động rất tốt để trị bệnh hô hấp, thấp khớp…
Tuy có nhiều lợi ích, cũng như nhận được sự yêu thích. Nhưng chúng ta cần nói rõ rằng, có những người thực sự không hợp hay không được phép sử dụng hoạt động này. Cụ thể đó là những người sau:
Người đã uống rượu bia mà tiến hành liệu pháp xông hơi sẽ rất nguy hiểm. Vì các mạch giãn căng có thể gây tụt huyết áp.
Người sốt cao lâu ngày, ăn uống kém, suy nhược, âm chất kém… cũng không nên sử dụng.
Người có bệnh lý tim mạch (thiểu năng động mạch vành tim, rối loạn nhịp tim, tiền sử đã mắc đột qụy não hoặc nhồi máu cơ tim…). Và người đang bị sốt cao hay đang mắc các bệnh da liễu, phụ nữ đang mang thai và đang hành kinh. Người có thể chất quá suy nhược và già yếu, say rượu, ăn quá no hoặc đang quá đói…
Người cơ thể mỏi mệt, vừa tập thể dục, vận động nhiều thì nên nghỉ ngơi. Không nên vào phòng xông ngay.
Xem thêm:
9 lưu ý khi sử dụng Thiết Bị Xông Hơi ướt cho trẻ em
4 Lý do Bạn nên lắp đặt Phòng Xông Hơi tại Việt Hoa
Không nên thực hiện xông cùng quá nhiều người. Vì mỗi người có một cơ địa khác nhau, cần nhiệt độ xông khác nhau.
Không nên xông quá lâu, vì phòng xông ẩm ướt, dễ chịu nhưng càng ở lâu càng thiếu ô xy. Thông thường thì không quá 20 phút. Đặc biệt với người mới thì chỉ 5,7 phút là đủ.
Bạn không nên để da bẩn vào xông. Trước khi xông cần rửa sạch bụi bẩn, mỹ phẩm bám trên da. Để xông xong làn da sẽ láng mịn và không bị mụn tấn công.
Không nên uống nước lạnh, nước đá ngay sau xông. Cũng không uống bù quá nhiều nước vì lỗ chân lông vẫn đang mở và cơ thể tiếp tục đào thải rất dễ gây đột qụy.
Sau khi xông tuyệt đối không được tắm lại ngay dù là nước ấm hay nước lạnh. Bởi lúc đó các lỗ chân lông đang nở ra sẽ hút nước. Nếu tắm ngay các lỗ chân lông sẽ co bít lại, giữ nước, gây ứ trệ, máu huyết giảm lưu thông. Khiến đau nhức cơ thể và có thể bị cảm nhiễm, đặc biệt là tạng phổi, và tiêu hóa kém…
Việt Hoa đã phân tích cũng như chia sẻ với bạn về vấn đề người cao huyết áp có nên thực hiện xông hơi không. Hi vọng, với những thông tin này bạn có thể đưa ra sự lựa chọn chính xác. Nếu cần, bạn có thể nhờ sự tư vấn thêm của bác sĩ nhé.